Qua nhiều năm hoạt động trên thị trường, từ kinh doanh Chanh không hạt xuất sang các nước Châu Âu, Anh Nguyễn Hoàng Đão nhận thấy tiềm năng của loại Chanh không hạt này và ý tưởng đã hình thành, từ Chanh không hạt đã thành phẩm Chanh Mật ong được người tiêu dùng ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu trên thị trường nội địa và quốc, Anh phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm: Tắc Xí Muội, Chanh Mật Ong, Đá Me, Tương Ớt, Tương Cà, Giấm Gạo, Sa Tế Tôm, Muối Tôm Cà Mau.
Sản phẩm của LandviFood đã được trưng bày và bán tại tuần lễ OCOP và các sản phẩm tinh hoa hàng Việt Nam năm 2022 tại thành phố Cần Thơ; “Chương trình cấp Quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022: Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp vùng ĐBSCL với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh”; “Hội chợ triển lãm nông nghiệp Quốc tế lần thứ 22 tại Agroviet năm 2022 tại Hà Nội”; “Hội chợ mua sắm-khuyến mãi ẩm thực năm 2022 tại tỉnh Cà Mau” và sản phẩm LandviFood xuất khẩu thành công sang siêu thị Việt tại Campuchia.
Anh Nguyễn Hoàng Đão, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần LandviFood đang chọn lọc nguyên liệu
Anh Nguyễn Hữu Kha, Sản xuất Khô trâu thương phẩm – Tân Lộc Bắc- huyện Thới Bình đang trong quy trình chế biến
Anh Nguyễn Hữu Kha với nghề gia truyền Khô trâu thương phẩm thương hiệu trên 30 năm trong nghề, sản phẩm được giới thiệu đa dạng và phong phú hơn, thông qua các cuộc trưng bài tại triển lãm, kết hợp ứng dụng Công nghệ thông tin, tham gia vào fanpage Kết nối nông sản của Thanh niên địa phương trong việc kinh doanh online sản phẩm được xuất đi khắp mọi miền đất nước. Bằng các hình thức và phương pháp làm việc mới mẻ đó, thương hiệu khô Trâu Năm Hoàng được tiêu thụ trên tất cả mọi miền đất nước và được khách hàng đánh giá là một sản phẩm chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường, hàng năm mang thu nhập về cho cơ sở trên 500.0000.000 đồng. Đặc biệt là mỗi khi tết đến xuân về, với nhu cầu sử dụng khô Trâu thương phẩm làm quà biếu tết càng tăng mạnh, hàng năm lượng khô Trâu thương phẩm được tiêu thụ trên 3 tấn giải quyết việc làm cho hơn 10 thanh niên là lao động nhàn rỗi có thêm thu nhập tại địa phương.
Anh Hữu Minh Tài, Đoàn viên chi đoàn ấp Đường Đào xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình với Mô hình Điêu khắc trên gỗ
Với ý tưởng độc đáo Điêu khắc tranh tượng, bàn ghế gỗ đẹp theo yêu cầu, anh Hữu Minh Tài đã nâng cao thu nhập cho gia đình, đoàn viên, thanh niên và nâng cao giá trị cây gỗ Việt Nam.
Mô hình hiện đang hoạt động thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên và đang dạy nghề cho 5 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn. Trong giai đoạn 2015 Đoàn viên Hữu Minh Tài ngay từ đầu đã có hoa tay nên đã đi học nghề từ các cơ sở điêu khắc, khi rành nghề thì tự phát triển mô hình “Điêu khắc trên gỗ” tại nhà, mỗi tác phẩm hoàn thiện giao động từ 5 đến 50 triệu, doanh thu bình quân hàng năm trên 250 triệu đồng. Anh Hữu Minh Tài chia sẻ, hiện nay đã có một số công ty nội thất ngỏ ý đặt hàng và các thị trường khác quan tâm đến mô Mô hình Điêu khắc gỗ mỹ nghệ này; mô hình tạo thu nhập khá bình ổn, mỗi tác phẫm hoàn thiện giao động từ 5 triệu đến 50 triệu, doanh thu binh quân hàng năm trên 250 triệu đồng.
Chị Lư Thị Luôn, Nguyên Bí thư đoàn Thanh niên xã Hòa Thành với mô hình Cua Thương phẩm không dây
Bắt đầu kinh doanh cua biển từ cuối năm 2019 trên mạng zalo và facebook,Chị Lư Thị Luôn sau một thời gian tìm hiểu thị trường, thấy người tiêu dùng chuộng hàng cua không dây chất lượng cao, chị bắt đầu thay đổi cách làm; thay những loại dây truyền thống thành cua không dây, chọn những con cua đạt chất lượng nhất để làm nên thương hiệu cho sản phẩm mình đang bán. Đầu tháng 03 năm 2022 chị Luôn bắt đầu vào các trang chợ hải sản trong nước như chợ Vân Đồn Quản Ninh, Chợ hải sản Hà Nội…, chào hàng cua thương phẩm không dây Cà Mau chất lượng cao, khách hàng chủ yếu hướng đến là các cửa hàng hải sản, nhà hàng hải sản, sau hơn 1 tháng kiên trì, bắt đầu có những khách hàng lớn với đơn hàng lớn từ 15 -30 kg cho mỗi đơn hàng, trị giá 7-15 triệu đôngf/ đơn; ngày có khi số lượng đi từ 200- 300kg. Có ngày lên đến 500kg, sau khi trừ các chi phí nhân công và các chi khác mổi ngày chị thu từ 1.000.000 đ- 3.000.000 đ, Doanh thu hàng năm từ khi thành lập mô hình từ 200-400 triệu đồng. Lợi nhuận đạt 350-400 đồng trong 12 tháng gần đây. Hiện nay mô hình kinh doanh cua online của chị giải quyết cho 15 lao động thu nhập ổn định trung bình từ 8.000.000đ – 9.000.000 đ/tháng. Hiện tại chị đã mở vựa tại 96B, đường Lộ Mới, khóm 1, phường 8, tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Anh Phạm Thanh Toàn – Đoàn viên, ấp Tân Quảng A, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân với Mô hình khởi nghiệp Tổ hợp tác “vèo tôm, cua giống Thanh Toàn”
Ban đầu mô hình vèo cua chỉ vài hộ làm rải rác, rồi người này chỉ cho người kia, sau cả xóm biết và cùng thực hiện mô hình làm ăn ít vốn, sinh lợi cao. Xét thấy mô hình đã tập hợp được nhiều lao động nhàn rỗi, tận dụng những khu đất trống xung quanh nhà, tăng thu nhập cùng với vuông tôm. Mô hình khởi nghiệp Tổ hợp tác “vèo tôm, cua giống Thanh Toàn” được thành lập giải quyết hơn 05 lao động, mỗi tháng thu hoạch 02 đến 03 vụ, lợi nhuận hàng năm đạt từ 180 – 240 triệu đồng. Hợp tác xã nhân rộng thêm nhiều hầm Vèo tôm, cua giống trên địa bàn xã Nguyễn Việt Khái có hơn 50 hộ dân thực hiện trung bình mỗi hộ có từ 2-3 hầm vèo, cho ra sản phẩm từ 6.000-10.000 con/hầm. Với giá bán khoảng 400 đồng/con cua, 25 – 50 đồng/ con tôm đã góp thêm thu nhập và ổn định cuộc sống. Riêng các thành viên trong mô hình của tôi thu nhập từ 12 ao vèo cua giống từng bước ổn định và bền vững hơn, bình quân 1 năm thu lợi nhuận khoảng 30 đến 40 triệu đồng.
Anh Phạm Chí Tính, Bí thư Chi đoàn ấp Tân Thành Mới, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân với Mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm
Nhận thấy ứng dụng mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm góp phần đa dạng đối tượng nuôi trong nghề nuôi trồng thủy sản tại địa phương, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, anh Phạm Chí Tính đã nảy sinh ý tưởng, sau đó tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn không bùn và từ đó bắt tay vào việc nuôi lươn. Lúc đầu nuôi tuy gặp không ít khó khăn nhưng nhờ siêng năng, chịu khó, ham học hỏi thì dần dần tay nghề cũng lên, có nhiều kinh nghiệm và mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện tại đã thành lập được Tổ hợp tác “Nuôi lươn không bùn thương phẩm” với 9 thành viên và mô hình đang tiếp tục nhân rộng, phát triển. Sản phẩm vừa được bán lẻ và vừa được phấn phối cho các quán ăn, quán nhậu trên địa bàn tỉnh.
Mô hình được thực hiện từ đầu năm 2021 đến nay, doanh thu trong 12 tháng gần nhất là 120.000.000 đồng, lợi nhuận là 75.000.000 đồng, trong thời gian tới sẽ mở rộng quy mô với thêm 4.000 con giống. Doanh thu dự kiến là 193.000.000 đồng/vụ.
Có thể nói, thành công từ mô hình nuôi lươn không bùn không những tạo nguồn thu nhập hiệu quả cho gia đình mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế; góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Anh Lê Văn Hướng, Trưởng ấp Đông Mỹ, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sò giống ấp Đông Mỹ, huyện Cái Nước
Ban đầu chủ yếu nuôi tôm cua kết hợp đem lại hiệu quả và thu nhập ổn định. Sau đó qua tìm hiểu năm 2010 và học hỏi qua các đợt tham quan thực tế thấy mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm rất hiệu quả nên bản thân mạnh dạn đầu tư nuôi sò kết hợp với nuôi tôm, đầu năm 2010 đầu tư mua sò giống với số lượng lớn, mở vựa thu mua sò để thu mua sò huyết thương phẩm và cung cấp sò giống cho bà con trên địa bàn ấp và mở rộng ra toàn xã.
Anh Lê Văn Hướng chia sẻ, từ năm 2011-2021 bản thân rất mạnh dạn đầu tư vào ươm sò giống và nuôi sò thịt trong vuông tôm, với ước tính mỗi vụ nuôi thả từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng chi phí sò giống, sau 8 đến 9 tháng thả nuôi thì tổng thu hoạch của vụ nuôi đạt từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng và trừ đi các chi phí của toàn vụ nuôi mỗi năm thu lợi nhuận khoảng 200.000.000 đồng. Vào năm 2021 đăng ký thành lập hợp tác xã sò giống Đông Mỹ và thu mua sò huyết thương phẩm, có 11 xã viên tham gia hợp tác xã và hoạt động theo quy định mà hợp tác xã đưa ra nhằm đảm bảo lợi nhuận kinh tế cho xã viên trong hợp tác xã và bản thân.
Anh Nguyễn Trung Kiên, Bí thư Chi đoàn Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Hoàng Hôn, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển với mô hình Phát triển du lịch cộng đồng
Nhìn thấy được tiềm năng du lịch cộng đồng địa phương nên anh Nguyễn Trung Kiên đã kêu gọi các thanh niên sử dụng tiềm năng và ngành nghề sẵn có của gia đình để quảng bá truyền thống văn hóa địa phương; Xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm cho những du khách khi đến với Cà Mau, Sản phẩm đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời hòa mình cùng với thiên nhiên, bảo tồn cây rừng. Chính tay du khách sẽ được trồng những cây đước để gây rừng bảo vệ môi trường, cùng sống, cùng ở với người dân tận tay đi câu cua, giăng lưới bắt cá. Về đêm du khách sẽ được đi soi ba khía. Đặc biệt hơn là du khách sẽ được cùng người dân quay cống vuông kéo từ cái đục lưới bắt con tôm, con cua, con cá..
Hiệu quả đạt được từ đầu 2022 đến nay, mặc dù sản phẩm mới đưa ra thị trường và cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Số lượng du khách biết đến và đặt dịch vụ trải nghiệm trong 07 tháng gần đây cũng được hơn 500 lượt khách tương đương doanh thu đạt được hơn 200.000.000đ. Trong đó 4 hộ dân đang làm du lịch cộng đồng do bản thân quản lý mỗi hộ thu được 80.000.000 Vnđ do bán con tôm con cua cho du khách thưởng thức tại chổ và tiền du khách trải nghiệm nghề truyền thống của hộ gia đình. Hiện nay đội ngũ của khu du lịch có 14 nhân sự đáp ứng phục vụ hơn 500 lượt khách tương đương doanh thu đạt được hơn hai trăm triệu đồng/năm.
Chị Huỳnh Mộng Thùy, Bí thư chi đoàn ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh với Mô hình chăn nuôi đa con
Mô hình chăn nuôi đa con sử dụng công nghệ vi sinh, tự phối trộn thức ăn đã tạo việc làm nhiều bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã Khánh Lâm; Từ hiệu quả của mô hình chị Huỳnh Mộng Thùy cùng các bạn đoàn viên tiếp tục vận động các bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã Khánh Lâm hình thành liên kết hợp tác nhằm tạo ra các sản phẩm nông, thủy sản có giá trị gia tăng cao và đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ. Thời gian tới sẽ tăng vốn đầu tư, mở rộng mô hình chăn nuôi, thêm các trang thiết bị máy móc để sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu nguyên liệu tạo ra thành phẩm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả, phục vụ sản phẩm an toàn cho người dân. Dự toán doanh thu đạt được trong năm tới: 450.000.000 đồng.
Anh Đỗ Quốc Khánh, Giám đốc công ty TNHH sản xuất – thương mại Hùng Khánh
Bước đầu trồng và cung cấp sản phẩm Xạ đen thô cho người dân trong tỉnh và vài tỉnh lân cận. Năm 2019, đã đăng ký kinh doanh và sản xuất Trà xạ đen túi lọc mang thương hiệu Hùng Khánh.
Đến nay, tổng diện tích trồng 02 ha gồm: Xạ đen, đinh lăng, dây thìa canh, cây nhàu; doanh thu 600.000.000 đồng/năm. Lợi nhuận năm: 360.000.000 đồng/năm giải quyết việc làm cho 08 lao động tại địa phương. Sản phẩm được cung cấp cho người tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, tập trung nhiều ở một số tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh, …
Anh Nguyễn Minh Thái, Phó Bí thư Đoàn xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, HTX mắm cá mào gà
Anh Nguyễn Minh Thái là một Phó Bí thư Đoàn xã Nguyễn Huân, là thanh niên rất tâm quyết trong khởi nghiệp, đã thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên tại địa phương, tạo hiệu ứng tốt trong phong trào khởi nghiệp của tỉnh nhà. Nhăm tạo việc làm cho đoàn viên thanh niên và tăng thu nhập cho gia đình. Hiện nay đội ngủ cán bộ trẻ của HTX đều là cán bộ đoàn viên trẻ.
HTX mắm cá mào gà được thành lập đầu năm 2021 với 7 thành viên giải quyết việc làm cho 10 lao động nhàn rỗi tại địa phương trong đó có 02 hộ nghèo với mức thu nhập trung bình hàng tháng là 3.500.000đ. Hiện nay HTX đã có 02 sản phẩm (Mắm cá mào gà và mắm ruốc xào) đạt OCOP 3 sao và Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021.
Thiên Lý
Ban Phong trào Tỉnh đoàn